Thuê dịch vụ CNTT đã trở thành xu hướng
Ngày: 21/01/2014
Thuê dịch vụ CNTT đã trở thành xu hướng
Tại cuộc Gặp gỡ ICT đầu Xuân vừa diễn ra tối qua (17/2), ông Dương Thế Lương, Giám đốc VTC Intecom cho biết, VTC Intecom định hướng và mong muốn cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT đưa hoạt động thuê và cho thuê dịch vụ CNTT sớm trở nên quen thuộc với thị trường Việt Nam.

Thời gian tới, bên cạnh việc phát huy thế mạnh trong các lĩnh vực truyền thống, mảng Dịch vụ Công nghệ thông tin của VTC Intecom đặt ra các mục tiêu: Đồng hành cùng Cơ quan Bộ và Chính phủ trong định hướng triển khai các dịch vụ hành chính công trực tuyến; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc ứng dụng các giải pháp Công nghệ thông tin phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; và thứ ba là mục tiêu Đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào thị trường Nông thôn, nhằm thúc đẩy sự phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân.

11-afec43ae16cccbace99f7d3a95c9c0c6.jpg

Thực tế, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một đội ngũ IT riêng để phục vụ mục đích duy trì ổn định hệ thống thông tin doanh nghiệp, khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên rất nhiều. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ và thị trường, tính chuyên môn hóa cũng định hình sâu sắc, các doanh nghiệp nên chuyển sang hình thức thuê lại một nhà cung cấp dịch vụ IT bên để thực hiện các dịch vụ này.
11-0ff307250f76183c2b5277df60f5f44e.jpg

“Chúng tôi cho rằng, tiếp cận Công nghệ thông tin như một dịch vụ là một cách tiếp cận thực sự hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư và tối ưu được nguồn nhân lực của tổ chức cũng như của xã hội”, ông Dương Thế Lương nhận định.


Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cũng đánh giá, để có những doanh nghiệp mạnh cần có những sản phẩm và dịch vụ chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế. Đồng hành cùng doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng Danh mục các sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Nhưng khách quan mà nói, để có chỗ đứng bền vững, quan trọng nhất vẫn là giá trị thực sự mà mỗi sản phẩm, dịch vụ mang lại cho người sử dụng.

Dự báo về bức tranh ICT 2012, Tiến sỹ Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam cho rằng, tình trạng chung là rất khó khăn trước ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước, lạm phát tăng và chi tiêu công giảm sút các hoạt động thắt chặt chi tiêu đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của CNTT, của các DN, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Bên cạnh những khó khăn ấy, cơ hội rất lớn của ngành chính là nghị quyết TW4 khẳng định CNTT trở thành một hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế xã hội và sẽ là động lực quan trọng để đối với các ngành kinh tế.

Đến hết năm 2011, VTC đã có tập khách hàng hơn 23 triệu người dùng thường xuyên sử dụng dịch vụ nội dung số và dịch vụ giải trí trực tuyến. Với hơn 6 năm kinh nghiệm vận hành trên tập khách hàng lớn, hệ thống thanh toán điện tử của VTC đã ngày càng được hoàn thiện và mở rộng kết nối thanh toán cho hầu hết các dịch vụ trực tuyến của các doanh nghiệp trong nước, bắt đầu thực hiện thanh toán cho các dịch vụ thương mại điện tử.

Không chỉ phát hành ở thị trường nội địa, lĩnh vực Nội dung số của VTC đã vươn ra thị trường Asean+3... và đặc biệt thành công ở thị trường Hàn Quốc. Năm 2011 cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng của VTC khi chính thức xuất khẩu được 4 game tự sản xuất ra thị trường nước ngoài.

Bên cạnh các dịch vụ giải trí và thanh toán trực tuyến, VTC đã đẩy mạnh và đạt được một số kết quả trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục, phối hợp thành công với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng với sự tham gia của 63 tỉnh thành, hơn 33 nghìn trường học, 4,6 triệu học viên, trong đó bình quân có 2 triệu học viên dự thi mỗi tháng. Tính đến thời điểm đầu năm 2012, Mạng Việt Nam Go.vn với mục tiêu hướng đến cộng đồng giới trẻ, học sinh sinh viên, cũng đã thu hút được 12 triệu thành viên đăng kí.
CTY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PANDA
lainp@panda.com.vn